Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Kinh nghiệm Du lịch Đà Nẵng tự túc

KINH NGHIỆM DU LỊCH ĐÀ NẴNG TỰ TÚC

Du lịch Đà Nẵng tự túc thích hợp cho các bạn trẻ yêu thích du lịch, ham khám phá trong điều kiện kinh tế eo hẹp. Dưới đây là một số những kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng tự túc chúng tôi xin gửi đến bạn đọc
Kinh nghiệm Du lịch Đà Nẵng tự túc

Phương tiện

Bạn có thế đến Đà Nẵng bằng tàu lửa, xe ô tô hay máy bay.
Đến Đà Nẵng thì nên thuê xe máy để đi cho tiện. Giá thuê xe khá rẻ và được phục vụ tận nơi nên cũng dễ dàng tiết kiệm.

Ăn uống

Đà Nẵng gần biển nên rất phong phú các loại hải sản tươi sống, ngon, bổ rẻ. Tôm, hến, nghêu, sò, mực, cá biển các loại, chế thành các món hấp, nướng, chiên giòn, lẩu hải sản thập cẩm, cháo cá, … nhưng bạn nhớ thỏa thuận giá cả trước khi đặt món ăn để tránh bị tính tiền cao.
Có một quán khá ngon và giá cả hợp lý là quán Bà Thôi, đường Lê Đình Dương, hoặc bạn có thể kết hợp đi tắm biển và ăn uống tại các nhà hàng cạnh bờ biển. Các quán hải sản dọc bãi biển Mỹ Khê, giá thành hơi cao hơn 1 chút, cuối đường Lê Đình Dương có khá nhiều quán lẩu, hải sản bình dân, cứ làm ít mực tươi hấp, ngao hoa nướng mỡ hành và món Lẩu cá Cu.
* Các món dân tộc: Mỳ Quảng – quán Bà Vị 155 Trưng Nữ Vương, bánh xèo + bún thịt nướng ở quán Bà Dưỡng ở Kiệt 11 Hoàng Diệu, bánh tráng cuốn thịt ở Quán Mậu 35 Đỗ Thúc Tỉnh – quán này dân địa phương hay ăn, chỉ bán bánh tráng cuốn thôi, hoặc quán Trần (có nhiều món khác như mỳ, bánh bèo) ở 300 Hải Phòng- quán này khách du lịch hay ăn.
* Cháo: Quán cháo bà Hường 4 Hoàng Diệu, ở đây còn bán chả bò đặc sản Đà Nẵng
* Cơm: Quán 3 Cá Bống 112 Nguyễn Tri Phương – cơm niêu cá bống Sông Trà kho tộ, ở đây còn bán mắm tôm chua ngon hơn cả của Huế.

Điểm tham quan

Các điểm tham quan chính của thành phố Đà Nẵng bao gồm khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn, các làng nghề, làng quê (làng đá Hòa Hải, làng chiếu Yến Nê, Phong Nam, Phú Thượng), các khu du lịch sinh thái Bà Nà, Sơn Trà, Hải Vân…Các di tích lịch sử: Thành Điện Hải, Nghĩa trũng Khuê Trung, khu di tích K20…hệ thống Bảo tàng: Bảo tàng Chàm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Tổng hợp Đà Nẵng.

Khu nghỉ mát Bà Nà – Núi Chúa nằm cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Khu nghỉ mát Bà Nà – Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà.

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Du lịch Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Marketing Online Đà Nẵng - Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn là một địa danh du lịch được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến khi Du lịch Đà Nẵng.

Du lịch Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng


Địa danh núi Non Nước đã xuất hiện trên văn bản hơn 5 thế kỷ, còn sự ra đời của nó chắc phải kể từ khi những lưu dân Việt đặt chân đến vùng đất này. Trong khi đó, tên Ngũ Hành Sơn được Lê Quang Định nói đến trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) như sau: “Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có núi Ngũ Hành Sơn, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non Nước”. Phải thừa nhận rằng tên Ngũ Hành Sơn không những mang tính hoa mỹ hơn, mà người đặt ra nó đã dựa vào thế đất, thế núi và có kết hợp các yếu tố cơ bản của thuyết âm dương ngũ hành.

Người Pháp sau này, cuối thế kỷ XIX, thì lại dựa vào chất liệu của núi đá để đặt tên cho thắng cảnh là “Les montagnes de marbre” (Những ngọn núi đá cẩm thạch).

Những dấu tích còn lưu lại cho biết rằng trước khi người Việt đến đây, người Chăm đã thờ cúng các vị thần của họ trong các hang động, đền miếu trên các hòn núi này. Người Việt đến mang theo đạo Phật, lập thêm chùa chiền, am, thất làm tôn thêm tính chất uy nghiêm của một thắng cảnh mà không bài trừ nhau.

Quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nằm trên địa phận xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng- Hội An. Những núi đá vôi nằm rải rác trên diện tích khoảng 2km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong. Trong các ngọn núi, Thủy Sơn là hòn lớn nhất và cũng kiều diễm nhất. Núi cao 106m, có 3 ngọn ở 3 tầng giống như 3 ngôi sao (Tam Thai). Đây là nơi tập trung nhiều hang động, chùa chiền nhất. Về hang động có: Hóa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Lăng Hư, Vân Thông, Thiên Long, Bàn Cờ, Tàng Chân, Chiêm Thành và Vọng Hải Đài, Vọng Giang Đài. Về chùa có: Tam Thai, Tam Tôn, Linh Ứng…

Điều thú vị ở đây mà các điểm du lịch khác khó có thể có được là sau những giờ leo trèo, lên xuống hàng trăm bậc cấp để thăm thú các hang động và chùa chiền, du khách chỉ cần bước ra mấy trăm mét là đến bãi biển non nước cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng êm như mời gọi chào đón đến với làn nước mặn, thư giãn gân cốt, đồng thời ngắm nhìn cảnh núi non, trời biển bao la.

Cả vùng Ngũ Hành Sơn được quy hoạch và đang triển khai xây dựng thành Khu Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn. Trong tương lai ngắn bạn sẽ chứng nơi đây hoàn toàn khác hẳn, đẹp hơn và là điểm thu hút khách du lịch nhiều hơn.

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Đến Đà Nẵng ăn gì ngon?

Ẩm thực luôn là một chủ đề được nghĩ đến đầu tiên khi đi Du lịch vì vậy câu hỏi: Đến Đà Nẵng ăn gì ngon? cũng không phải là một ngoại lệ khi du khách đi Du lịch Đà Nẵng.


Đến Đà Nẵng ăn gì ngon?


1. Bánh tráng cuốn thịt heo quán Trần – đường Hải Phòng, quán Mậu, hoặc quán Mậu 35 Đỗ Thúc Tịnh.

2. Hải sản tươi ngon quán “Bà Thôi” trên đường Lê Đình Dương, nhà hàng Mỹ Hạnh bên biển Mỹ Khê. Đà Nẵng có nhiều nơi bán Hải Sản vừa ngon lại vừa rẽ.

3. Bún mắm “Bà Thuyên” trên đường Lê Duẫn, đối diện chi nhánh Mobifone và Nguyễn Thị Minh Khai.

4. Mì quãng số 1 Hải Phòng.

5. Bánh canh dọc đường Nguyễn Chí Thanh và quán Bánh Canh, bún, bột lọc vỉa hè (nằm giữa bệnh Viện C và sân vận động Chi Lăng)

6. Bánh nậm lọc Hoàng Văn Thụ

7. Cháo vịt cuối đường Phan Chu Trinh

8. Cao lầu + Cơm gà Hội An nằm trên đường Lê Đình Dương đối diện quán Trúc Lâm Viên

9. Bánh xèo bà Dưỡng đường Hoàng Diệu, đi qua nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương, phía bên phải, đi một đoạn là có cái bảng ngoài đường.

10. Bánh tráng tương, báng tráng đập đường Phan Chu Trinh.

11. Chè Hương cũng trên đường Phan Chu Trinh. Chè Xuân Trang, chè xoa xoa đường Trần Bình Trọng.

12. Ngoài ra còn một quán tập hợp tất cả các món ngon Đà Nẵng: K 71/5 Lê Lợi

13. Tré “Bà Đệ” trên đường Hải Phòng

14. Bánh Tôm Hồ Tây đường Núi Thành

15. Quán hamburger, chè xa vẵn đối diện trường Phan Chu Trinh trên đường Lê Lợi. 16. Quán nem lụi, bún thịt nướng đường Yên Bái.

17. Bún chả cá trên đường Nguyễn Chí Thanh, đường Lê Hồng Phong.

18. Quán nhậu nằm trên đường đi từ Suối Đá, Sơn Trà , núi Ngũ Hành Sơn, Bãi Bụt, Suối Tiên, Suối Mơ về thành phố.

19. Quán bún mắm tai nem: đi vào đường Trần Kế Xương, rẽ vào cái hẻm lớn nhất.

20. Quán bún riêu trên đường Yên Bái.

21. Xôi gà, bún gà Lê Hồng Phong, sát bên sân Tennis. 

22. Bún thịt nướng, nem lụi ngay trên đường Hoàng Diệu

23. Bún nạm, giò, gân trên đường Hoàng Diệu, cạnh nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương.

24. Súp cua ngon tuyệt trên đường Phan Châu Trinh.

25. Bò kho đường Huỳnh Thúc Kháng

26. Cafe sinh viên đường Bạch Đằng, gần Khách sạn Bạch Đằng …. Cafe Long gần Ngã Tư Quang Trung - Phan Chu Trinh. Cafe Nhạc Hoa Tàu: quán Ngọc Anh trên đường Trần Phú gần ngã tư Quang Trung – Trần Phú.

Nguồn: Toidi

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Du lịch Bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng

Bán đảo Sơn Trà là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng. Là khu du lịch sinh thái với rất nhiều điều thú vị và trải nghiệm, khám phá mà du khách sẽ có được khi đến đây.




Vị trí của Bán đảo Sơn Trà


Bán đảo Sơn Trà nằm trên địa phận huyện Sơn Trà, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía Đông Bắc, có diện tích là 60 km2 chiều dài là 13 km, chiều rộng là 5 km nơi hẹp nhât là 2 km. Với độ cao 693 m so với mực nước biển, đứng trên đỉnh Sơn Trà du khách có thể tận hưởng những làn gió mát rượi trong lành từ biển thồi vào không gian của cây xanh um tùm toả bóng. Từ đây du khách cũng có thể phóng tầm mắt ra xa đề bao quát bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của thành phố Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà- Núi Chúa.

Nhờ có hình dáng đặc biệt nên bán đảo này được nhiều người so sánh giống như hình cây nấm, đầu nấm là núi Sơn Trà và thân nấm là những bãi cát vàng tuyệt đẹp. Sơn Trà có 3 ngọn núi nhô cao, mọi người dựa vào hình thù của núi mà đặt ra những cái tên thú vị: Ngọn Đông Nam như hình con nghê nên gọi là Hòn Nghê, ngọn phía Tây như mỏ diều hâu gọi là ngọn Mỏ Diều, núi phía Bắc như cổ ngựa gọi là ngọn Cổ Ngựa,… Theo thời gian, núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà hợp lại thành những vũng biển đẹp tuyệt vời làm say đắm lòng người như Vũng Tiên Sa, Vũng Thùng, Vũng Hàn, Vịnh Đà Nẵng,…

Cảnh quan nguyên sơ, khí hậu trong lành khoáng đãng, dạo bước trên những con đường cạnh những bãi tắm dài hàng chục km với cát vàng mịn màng cuốn theo làn sóng vỗ, mang đến cho du khách những cảm xúc mới mẻ, đầy hấp dẫn và đáng nhớ.

Bán đảo Sơn Trà - Rừng vàng Biển bạc


Biển Sơn Trà có những dải san hô tuyệt đẹp kề cạnh ngay bờ,đây cũng là thiên đường dành cho thú ngụp, lặn đã hấp dẫn bao du khách ưa thích chiêm ngưỡng khám phá thế giới sinh vật trong lòng đại dương.

Đây còn là khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú với 4000ha rừng bao phủ, trong đó có một phần đất đồi đang được bao phủ bởi cây công nghiệp, đây là nơi giao thoa của hai hệ động thực vật miền Nam – Bắc. Với tầm quan trọng và những giá trị của thiên nhiên tạo hoá ban tặng nên nơi đây được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc gia. Theo thống kê, khảo sát của các nhà khoa học thì Sơn Trà có những loài động vật quý hiếm như hươu, nai, khỉ, vượn, đười ươi, voọc, gà mặt đỏ,…

Một không gian tươi xanh của rừng núi, những khoảnh khắc lắng mình với thiên nhiên, luôn mang đến những ấn tượng sâu đậm về thiên nhiên mà con người muốn đắm chìm và giải thoát trong nó…Một nơi không thể ghé thăm khi đến du lịch Đà Nẵng

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Giới thiệu về Chùa Linh Ứng - Đà Nẵng

Đà Nẵng là một địa điểm du lịch rất thú vị và rất hấp dẫn du khách. Một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở đây là chùa Linh Ứng


Giới thiệu về Chùa Linh Ứng - Đà Nẵng

Tọa lạc trên bán đảo Sơn trà nổi tiếng xinh đẹp, nổi bật lên là bức tượng Quan Thế Âm với màu trắng thanh khiết, trộn lẫn cùng màu xanh của núi rừng và màu trời tương sáng, màu biển trong xanh. Đó chính là bức tượng phật tại chùa Linh Ứng – Bãi Bụt, đây được xem là ngôi chùa đẹp nhất Đà Nẵng và cũng là nơi linh thiêng bậc nhất ở địa danh này.

Có 3 ngôi chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng


Đà Nẵng có Ba ngôi chùa mang tên Linh Ứng. Đó là Linh ứng Non Nước - nằm trên hòn Thủy của 1 trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Linh Ứng Bà Nà, nằm trên chót vót núi cao của địa danh du lịch nghỉ mát “Đà Lạt của miền Trung” và Linh ứng Bãi Bụt, Sơn Trà, hướng ra biển, nằm lưng chừng núi – bán đảo Sơn Trà.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là Chùa lớn nhất

Linh Ứng - Bãi Bụt là ngôi chùa lớn nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa. Ngôi chùa này có tượng Quan Thế Âm lớn nhất của Đông Nam Á. Tượng cao 67m, tọa lạc trên một tòa sen đường kính 35m. Quan Thế Âm đang trong thế đứng trên đài sen, tựa lưng vào núi Sơn Trà, mắt nhìn ra hướng biển Đông, tay cầm bình Cam lộ, tay kia bắt ấn như là đang dõi theo phù hộ cho những người con xứ biển. Những ngư dân lênh đênh trên biển mỗi khi nhìn vào đất liền, thấy Phật Bà thì lòng cũng vững chãi hơn, như được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua những đợt sóng dâng cao, mưu sinh cuộc sống.

Tương Phật không chỉ đặc biệt với sự to lớn mà còn cả sự độc đáo trong lối kiến trúc với 17 tầng trong lòng tượng, mỗi tầng có tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau được gọi là “Phật trung hữu Phật”. Du khách có thể di chuyển lên 17 tầng tháp này để ngắm nhìn cảnh đẹp từ mỗi tầng cao của bức tượng. 

Ngoài ra, du khách khi đến vãng cảnh chùa sẽ được diện kiến 18 vị La Hán tọa trong sân chùa. Mỗi vị là hiện thân của các Hỉ, Nộ, Ái, Ố của con người. Hình tượng các vị càng làm cho khung cảnh chùa thêm sinh động vô cùng. Nhiều du khách đi Du lịch Đà Nẵng muốn đến với ngôi chùa này cũng chỉ vì muốn chiêm ngưỡng nét đẹp của những bức tượng, vừa có nét mềm mại, tinh tế, vừa mang đến cho người xem những cảm giác bình yên đến lạ thường. Phải thật khâm phục vào tài năng điêu khắc của các nghệ nhân. Bên cạnh đó, không gian biển – đào hòa hợp, trong lành, khoáng đãng giúp cho những ai tới đây như được hòa vào thiên nhiên, gạt bỏ hết những muộn phiền, lo toan trong cuộc sống.


Ngày nay, chùa Linh Ứng – Bãi Bụt đón chào rất nhiều du khách trong nước và ngoài nước đến thăm mỗi ngày, đặc biệt là vào những ngày rằm. Đứng ở đây, chúng ta hầu như có thể nhìn thấy toàn bộ thành phố, với vịnh Đà Nẵng, một phần của bán đảo Sơn Trà, xa hơn nữa là danh thắng Ngũ Hành Sơn nổi tiếng cùng Cù Lao Chàm, Nam Thiên Đệ Nhất Hùng Quan Hải Vân… Hơn thế nữa, Linh Ứng – Bãi Bụt còn nổi tiếng bởi giá trị tâm linh mà nơi đây mang đến, thật kì diệu!

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Đến Đà Nẵng mua gì làm quà?

Đến Đà Nẵng mua gì làm quà?

Câu hỏi Đến Đà Nẵng mua gì làm quà rất nhiều người tìm hiểu. Để có được những món quà độc đáo và ý nghĩa cho người thân, bạn bè sau chuyến du lịch Đà Nẵng, chúng tôi sẽ giới thiệu đến du khách một số đặc sản của địa danh này.

Đến Đà Nẵng mua gì làm quà?

Chả bò Đà Nẵng

Chả bò là món đặc sản được rất nhiều du khách khi đến với Đà Nẵng tìm mua. Chả bò Đà Nẵng nổi tiếng, có mùi thơm đặc biệt của thịt bò, có màu đỏ hồng, vị ngọt đậm đà, giòn và dai. Rất phù hợp để làm các món khai vị trong các bữa tiệc. Nên ăn kèm chả bò với tỏi, hành tươi, rau thơm và có thể chắm thêm tương hoặc nước mắm tỏi ớt, tùy vào khẩu vị của mỗi người.

Chả bò Đà Nẵng

Tré Bà Đệ

Món ăn được làm từ tai, mũi, da lợn, thịt ba chỉ. Hương vị chính của Tré Đà Nẵng là vị ngọt chua của thịt lên men lẫn trong hương củ riềng tươi, không luộc chín.

Tré Bà Đệ

Rong biển Mỹ Khê

Rong biển Mỹ Khê có dạng thon dài, nở phồng khi ngâm nước và có màu xanh nõn. Rong biển có thể được dùng để chế biến rất nhiều món ăn như nầu canh, hầm xương, xào thịt, xào tôm, làm gỏi… thậm chí chúng còn được dùng để nấu chè, nầu thạch cũng rất ngon. Ngoài ra, rong biển còn được ướp mặn để giữ tươi, nấu làm nước giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực cũng rất tuyệt vời.

Rong biển Mỹ Khê

Nước mắm Nam Ô

Hẳn rất nhiều người biết đến làng Nam Ô với nghề làm nước mắm truyền thống. Thương hiệu nước mắm Nam Ô cũng đã rất nổi tiếng do hương vị chế biến từ cá cơm than – một nguyên liệu rất độc đáo. Đây là một sản phẩm cổ truyền, được gìn giữ qua nhiều thế hệ, có giá trị kinh tế, thường hiện diện trong mỗi bữa ăn của người dân xứ Quảng. Khi đến với Đà Nẵng, du khách hãy mua một ít nước mắm Nam Ô làm qua cho người thân sẽ rất ý nghĩa.

Nước mắm Nam Ô

Các loại hải sản

Nổi tiếng là một thành phố biển, Đà Nẵng có rất nhiều loại hải sản tươi ngon, chất lượng

Mực một nắng

Đây là đặc sản rất nổi tiếng ở Đà Nẵng và thường được rất nhiều du khách lựa chọn để làm quà trong mỗi chuyến du lịch bởi tính tiện lợi cũng như hương vị thơm ngon, mặn mòi khó cướng lại của chúng.

Mực khô

Mực được đánh bắt tại vùng biển Mỹ Khê – Đà Nẵng, phơi 5 nắng và hoàn toàn khô ráo, thịt rất thơm, ngọt và mềm, ít dai. Qủa là một món ăn mặn mà tình quê, mang đậm chất biển.

Tôm khô

Tôm khô Đà Nẵng đã không còn chỉ là một sản phẩm nổi tiếng trong nước mà nó đã được xuất khẩu ra các thị trường ngoài nước. Ngoài vị mặn của biển, tôm khô còn mang đến cho chúng ta vị ngọt đậm đà của tôm cùng màu sắc vô cùng hấp dẫn. Đây chính là món quà mà hầu hết mọi du khách đều muốn tìm đến khi du lịch tại thành phố này.

Cá khô tẩm

Cá thu tẩm có mùi thơm cùng hương vị mặn mà của nước mắm, hòa lẫn với chất dịu ngọt của đường, vị nồng cay của tiêu cùng hương nóng của lửa, tất cả hòa quyện tạo cảm giác sảng khoái, tuyệt vời cho du khách khi thưởng thức mà khó có thể tìm thấy ở bất kì một món ăn nào. Ngoài ra, cá ngừ đại dương khô rim mè cũng rất độc đáo với hương vị thơm ngon, béo giòn. Cá khô tầm là món ăn rất phù hợp để ngồi nhâm nhi mỗi khi rảnh rỗi, đây quả là một món quà rất thú vị.


Dầu tràm Huế, Dầu Massage Huế

Ngoài ra, nếu bạn đi đến Đà Nẵng nhưng không kịp ghé qua Huế hoặc đã đi Huế ghé chơi Đà Nẵng nhưng quên mua 2 loại Dầu đặc sản của Huế là Dầu tràm Huế và Dầu Massage Huế thì bạn cũng có thể mua chúng ở Đà Nẵng. LH: 0168.990.4630 (Hưng) để giao hàng tận nơi!

Dầu tràm Huế là một loại dầu gió đặc biệt có tính ít nóng dùng rất tốt cho Bà bầu và trẻ sơ sinh, trị cảm, sổ mũi, ho, nhất là có thể tắm cho bé giữ ấm cho trẻ và có tác dụng đuổi muỗi, đuổi kiến, chữa đau bụng vặt cho Bé.

Dầu tràm Huế

Dầu Massage Huế hay còn gọi là Dầu xoa bóp Huế hoặc Hue Massage Oil là một loại dầu khác đặc biệt không kém, loại dầu này là dầu nóng cực hữu hiệu cho những người già bị nhức mỏi tay chân, xương khớp, trật tay chân cho người chơi thể thao. Với các loại Tinh dầu cùng với những cây, rễ thuốc nam chuyên chữa bệnh, đây sẽ là món quà rất tốt cho người thân và bạn bè của mình.

Dầu Massage Huế







Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Những món ăn vặt tại Đà Nẵng không thể bỏ qua

Bài viết giới thiệu cho các bạn Những món ăn vặt tại Đà Nẵng mà theo Tác giả khi các bạn đến với Đà Nẵng nhất định không thể bỏ qua vì sự hấp dẫn cũng như những nét riêng biệt trong mùi vị cũng như hình thức của các món ăn này.


1. Bánh tráng kẹp bò khô thơm lừng hẻm nhỏ


Từ bánh tráng rải lớp bò khô đến bánh tráng kẹp ốp la, patê, có loại ăn lúc còn dẻo, có loại ăn lúc khô, mỗi loại bánh tráng Đà Nẵng lại một hương vị khác nhau. Nếu bánh tráng kẹp khô chỉ cẩn rải một lớp bò khô hoặc trứng lên bánh tráng dừa rồi nướng thì bánh tráng kẹp dẻo được làm cầu kì hơn, hương vị cũng mặn mà hơn rất nhiều.

Bánh tráng kẹp bò khô


Trước tiên, bánh tráng phải nhúng nước, sau đó mới rải lên lớp bò khô, thêm ít dầu hành rồi xếp bánh lại thành hình tam giác hoặc cuộn tròn lại như ram, sau mới mang đi nướng trên bếp than. Bánh được nướng vừa phải, được cắt thành từng miếng nhỏ bày trên đĩa. Bánh sau khi nướng thì giòn bên ngoài, dẻo bên trong.

Cách làm này cũng tương tự với món bánh kẹp ốp la hay pa tê. Bánh ngon hay không là quyết định bởi các thành phần cho vào bánh và lúc nướng sao cho đều tay. Nước chấm của món ăn này cũng rất đặc biệt, bánh phải được chấm với nước bò kho có rắc thêm ít mè mới dậy mùi cho món ăn. Nhiều quán còn pha chế thêm nước chấm từ ruốc cho cảm giác lạ miệng.

Du khách có thể tìm đến những con hẻm bánh tráng kẹp thơm lừng ở đường Núi Thành, Điện Biên Phủ, Lê Duẩn từ khoảng đầu giờ chiều. Mỗi đĩa bánh có 3 đến 5 bánh, giá từ 10.000 đến 15.000 đồng.

2. Ốc hút, chọn lựa ăn nhập cho ngày gió lạnh


Đà Nẵng cũng là xứ lừng danh với món ốc xào sả ớt, mà người dân địa phương gọi dân dã là ốc hút. Các loại ốc gạo, ốc bươu, ốc đá, … sau khi được mang về ngâm, rửa sạch, đợi ráo nước rồi đem xào với sả, ớt.

Ốc hút

Ốc hút trứ danh Đà Thành với hương thơm của sả, vị cay nồng của ớt khiến bạn phải hít hà.

Ốc hút sốt dẻo với hương thơm của sả và vị cay của ớt sẽ hơi kén người ăn vì độ cay của nó. Nhưng chính nên đây sẽ món tuyệt vời cho một ngày gió lạnh, và cũng dễ làm ai đó “ghiền” nếu đã một lần được thưởng thức.

Không như ốc cay Hà Nội hay ở các món ốc khác, khi ăn phải dùng đến tăm hoặc dĩa để khều thịt ốc, món ốc hút Đà Nẵng được chế biến công phu, mỗi con ốc trước khi xào đã được đập thông hai đầu, người ăn chỉ cần hút nhẹ ở miệng vỏ sẽ cảm nhận được ngay thịt ốc vừa béo vừa chắc.

Ốc hút đã trở thành món ăn quen thuộc với người dân Đà Nẵng. Những ngày gió lạnh, bạn bè gọi nhau đi hút ốc, ngồi quán lề đường, miệng cay xè vì ớt nhưng vẫn thích lạ kỳ. Mùi vị đậm đà cùng với hương sả, vị ớt cay nồng, thêm lớp đu đủ ngâm chua ngọt ăn kèm khiến thực khách phải hít hà, xuýt xoa.

Những quán ốc hút nức danh mà du khách có thể tìm đến như quán ốc ở Chợ Cồn. Bạn cũng có thể ghé qua những quán ốc đêm trên đường 3/2, gần Tượng đài với giá từ 15.000 đến 20.000 đồng/ đĩa.

3. Sữa chua muối, mít trộn chân cầu Trần Thị Lý


Sau khi thưởng thức những món cay nóng, dạo quanh những cây cầu ranh bắt qua sông Hàn, du khách sẽ được các bạn trẻ giới thiệu đến khu ăn vặt bên cạnh nhà thờ dưới chân cầu Trần Thị Lý, nơi nức danh bởi món sữa chua muối, mít trộn.

Sữa chua muối, mít trộn chân cầu Trần Thị Lý

Ăn sữa chua Đà Nẵng bạn sẽ được ăn kèm với chút muối, vơ tạo nên một hương vị hích cho những ai thử qua.

Sữa chua muối, món ăn mà ngay từ lần đầu đã khiến người ta thấy vừa lạ vừa quen, và chắc chắn bạn chỉ được biết khi đến Đà Nẵng.

Khi gọi món này, cô bán hàng sẽ mang ra một đĩa bày những hũ sữa chua nhỏ và kèm với một đĩa muối trắng bốp. Khi ăn, chúng ta sẽ cho một ít muối chấm nơi đầu muỗng vào hủ rồi dùng như thường ngày. Với vị chua chua ngọt ngọt của sữa chua thêm vị muối mằn mặn ăn kèm sẽ tạo ra một hương vị lạ.

Trong lúc thử món yauort muối vừa lạ vừa quen này, bạn nên gọi thêm cho mình một đĩa mít trộn, món ăn đặc trưng Đà Nẵng mà bạn không nên bỏ qua. Nguyên liệu chính của món này là quả mít non được luộc chin, cắt mỏng rồi trộn với da heo. Mít non ăn có vị bùi, da heo ăn dai giòn, thêm chút đậu phụng (lạc) rang, tương ớt, rau húng, rau răm rồi trộn đều tuốt luốt lên, chúng ta sẽ có đĩa mít trộn với đầy đủ hương vị.

Mít trộn phải được ăn kèm với bánh tráng mè nướng giòn mới đúng vị, một dĩa mít trộn có giá 20.000 đồng, có kèm 2 cái bánh tráng. Thêm hương mè với cái giòn tan của bánh, bạn sẽ khó lòng quên được hương vị của món ăn này khi một lần được thử qua.

4. Sinh tố, chè


Dạo qua các con đường Phạm Hồng Thái, Thái Phiên, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn vào buổi tối, bạn sẽ khó lòng bỏ qua những hàng quán đầy ắm trái cây sẵn sàng phục vụ một ly sinh tố béo ngậy và những nồi chè dẻo thơm đầy quyến rũ.

Sinh tố, chè

Các món chè thái, chè trái cây sẽ là chọn lọc không thể bỏ qua của những tín độ mê đồ ngọt.

Sinh tố ăn ngon nhất là sinh tố dằm với các món trái cây theo mùa như dưa hấu, bơ, đu đủ …. Thêm chút sữa tươi, sữa đặc, ít đá xay, bạn sẽ có một món ăn mát lạnh. Giá của một ly tại đây nghiêng ngả từ 15.000 đến 25.000 đồng.

Nếu bạn là tín độ của những món ăn ngọt thì chè thái, chè trái cây, chè đậu sẽ là chọn lựa không thể bỏ qua. Menu các quán sẽ có đủ các món để chiều lòng những vị khách phương xa. Các món chè được nấu theo mùa, mùa nóng thì ăn chè nước, thêm ít đá mát lạnh. Mùa đông thì ăn chè nóng như đậu ván đặc, chè chuối nướng …

Dùng xong món chè, sinh tố, đừng quên rót cho mình cốc nước đậu ván rang thơm thơm ngọt ngọt. Món nước này được phục vụ miễn phí tại thảy các quán, nó sẽ giúp bạn đỡ ngán và chấm dứt buổi tối sạch khi được khám phá những món quà vặt của thành thị biển xinh đẹp.